Môi bị thâm là bệnh gì

  -  

Môi đen, môi thâm,... là biểu hiện của môi đổi màu do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy ý nghĩa và cách điều trị khi môi bị đổi màu như thế nào?


Môi đổi màu là tình trạng phần đầu môi chuyển nhiều màu sắc khác nhau, có thể là xanh, hồng nhạt hoặc nâu. Thông thường phần đầu môi có màu hồng nhạt đến nâu, đó là do cấu tạo của môi chỉ từ 3 - 5 lớp tế bào, khác với những phần da còn lại trên cơ thể được cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào.

Bạn đang xem: Môi bị thâm là bệnh gì

Màu sắc của môi chính là sự hiển thị các mạch máu bên dưới. Ngoài ra, màu môi cũng phụ thuộc vào màu da, nếu da có màu sáng thì môi có màu nhạt và có thể thấy được các mạch máu.

Môi đổi màu có thể không nguy hại nếu do nhuốm màu thực phẩm từ thức ăn, đồ uống, nhưng đó cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nào đó, ví dụ, môi chuyển màu xanh có nghĩa là mạch máu không đủ oxy và khi đó người bệnh cần được cấp cứu.


2. Nguyên nhân khiến môi đổi màu


Môi có thể đổi sang nhiều màu sắc khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy vào màu sắc chuyển đổi.


2.1 Nguyên nhân môi đổi màu xanh


Môi đổi màu xanh hoặc xanh tím là do các mạch máu bị thiếu oxy, khi đó, ngoài môi còn thấy dấu hiệu đổi màu xanh ở các đầu chi. Máu nhiều oxy sẽ hồng hào, đỏ tươi còn máu thiếu oxy sẽ có màu đỏ sẫm, xanh tím. Máu thiếu oxy khiến môi đổi màu xanh có thể do một số tình trạng bệnh lý tác động đến phổi, tim và tuần hoàn trong cơ thể, bao gồm:

Tai nạn, chấn thương gây nghẹt thởNhiệt độ môi trường cực thấp
Môi đổi màu: Ý nghĩa và cách điều trị
Một số bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn có thể khiến môi đổi màu xanh

2.2 Nguyên nhân môi đổi màu trắng


Môi đổi màu trắng, nhợt nhạt là do thiếu máu, số lượng tế bào hồng cấp trong máu thấp. Ngoài môi, các vị trí khác trên khuôn mặt và cơ thể cũng nhợt nhạt như niêm mạc mắt, miệng (bên trong), móng tay.

Thiếu máu khiến môi đổi màu trắng có thể do các nguyên nhân sau gây ra:

Phụ nữ trong giai đoạn hành kinh thường bị thiếu máuXuất huyết tiêu hóa

2.3 Nguyên nhân môi tím đen


Môi tím đen hoặc sắc tố môi tăng lên có thể do các nguyên nhân sau:

Tai nạn, chấn thương: Dập môi do tai nạn hoặc chấn thương có thể khiến môi bị tím, đen một hoặc cả đôi môi, một phần hoặc toàn bộ môi. Ngoài ra, khi đôi môi bị tổn thương như khô, nứt nẻ, bỏng cũng làm môi bị thâm tím.

2.4 Nguyên nhân môi đổi màu đốm


Môi đổi màu kèm theo đốm có thể không nguy hiểm nếu đó là đốm nắng, tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

Hội chứng Laugier-Hunziker: Hội chứng Laugier-Hunziker gây ra những mảng màu nâu đen trên môi, chủ yếu là môi dưới và xuất hiện cả trong khoang miệng. Ngoài môi đổi màu có kèm đốm, người bệnh còn có những đường đen trên móng tay. Đây là một tình trạng da lành tính.

Xem thêm: Xổ Số Miền Bắc Nghỉ Tết - Lịch Nghỉ Tết Xổ Số Miền Bắc 2021

Rối loạn khu phức hợp Carney (hay còn gọi là hội chứng LAMB): Đây là tình trạng rối loạn hiếm gặp làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại khối u khác nhau nhưng không phải ung thư và gây tăng sắc tố da ở môi và vùng quanh mắt, khiến môi đổi màu.Ung thư: Đốm đen trên môi cũng có thể là một khối u ác tính với đặc điểm là màu sắc, hình dạng khối u bất thường, phát triển nhanh về kích thước. Với những đốm đen sáng bóng, trông giống sẹo, bị chảy máu hoặc vết loét đen không lành cần sớm đến bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá.

Ngoài các tình trạng bệnh lý kể trên, môi đổi màu kèm theo đốm đen có thể là tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị thần kinh như chống loạn thần hoặc điều trị ung thư gây ra.


Môi đổi màu: Ý nghĩa và cách điều trị
Đốm đen trên môi cũng có thể là một khối u ác tính với đặc điểm là màu sắc, hình dạng khối u bất thường

3. Điều trị môi đổi màu


Sau khi xác định được nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng đổi màu môi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu đổi màu môi do thuốc, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được chuyển sang loại thuốc khác.

Các phương pháp điều trị tình trạng môi đổi màu gồm có:

Dùng thuốc bôiPhẫu thuậtPhương pháp áp lạnhLiệu pháp quang động, laser, ánh sáng xung cường độ cao

Ngoài ra, đổi màu môi có thể được phòng ngừa bằng cách lưu ý các biện pháp chăm sóc da và có chế độ ăn uống đầy đủ, cụ thể:

Không hút thuốc lá, nếu đang hút thuốc nên tập từ bỏ dần thói quen nguy hại đến sức khỏe này.Đội mũ rộng vành, mang khăn che mặt khi ra ngoài trời nắng.Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là từ 10 - 14 giờ.

Có nhiều nguyên nhân khiến môi đổi màu xanh, trắng, tím đen, ... Với mỗi màu sắc chuyển đổi, đó có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý cần được thăm khám, chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Rơ Le Điện Từ Là Gì - Cấu Tạo Chức Năng Và Công Dụng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế lotobamien.com là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mylotobamien.com để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!