QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN LÀ GÌ
Quỹ tín dụng là gì? Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Đặc của quỹ tín dụng nhân dân. Quản lý hoạt động cho vay, quản lý hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân?
Tại các khu vực nông thôn và ở các tỉnh, vùng sâu vùng xa, quỹ tín dụng nhân dân là cái tên rất thông dụng với người dân ở đây và đang là nơi cung cấp tín dụng cho hàng triệu người dân nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Vậy quỹ tín dụng nhân dân là gì? Đặc điểm của quỹ tín dụng nhân dân?

Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng – tín dụng qua tổng đài: 1900.6568
2. Đặc điểm của quỹ tín dụng nhân dân?
2.1. Mục tiêu của quỹ tín dụng nhân dân
Cung cấp dịch vụ tài chính thuận tiện, thường xuyên và ổn định, lâu dài tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi trên địa bàn hoạt động nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội và thu được lợi nhuận cao nhất từ hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng không nhằm trước hết nhằm mục tiêu thu được lợi tức vốn góp cao nhất từ các hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Bạn đang xem: Quỹ tín dụng nhân dân là gì
2.2. Nhiệm vụ của quỹ tín dụng
Nhiệm vụ hàng đầu của quỹ tín dụng là dịch vụ tài chính cung cấp tốt nhất đến đối tượng của dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo khả năng về tài chính để phục vụ hoạt động giáo dục cho các thành viên của quỹ.
2.3. Vai trò của quỹ tín dụng
Tạo ra nền kinh tế ổn định, tạo ra thặng dư trong hộ gia đình và doanh nghiệp bằng việc xây dựng ý thức trách nhiệm của người dân để họ sử dụng những lợi nhuận kinh tế này vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng theo các nhu cầu ưu tiên. Ngoài ra, quỹ tín dụng còn cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp vi mô và kinh doanh nhỏ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
3. Quỹ tín dụng có được gửi tiền ở ngân hàng thương mại khác không?
Tóm tắt câu hỏi:
– Quỹ tín dụng nhân dân có được phép sử dụng vốn huy động để gửi tại các ngân hàng thương mại khác không?
– Những Ngân hàng Thương mại nào được phép nhận tiền gửi của Quỹ tín dụng nhân dân?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng thì quỹ tín dụng nhân dân được hiểu là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Theo quy định tại Điều 118 Luật các tổ chức tín dụng 2010 về hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân như sau:
“Điều 118. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
1. Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Nhận tiền gửi của thành viên;
b) Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Cho vay bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Cho vay đối với khách hàng là thành viên;
b) Cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Xem thêm: 1 Ngựa Bằng Bao Nhiêu W, Kw? Cách Nhận Biết Máy Lạnh 2 Ngựa Là Gì
3. Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.
4. Các hoạt động khác, bao gồm:
a) Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân;
b) Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác;
c) Tham gia góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã;
d) Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
đ) Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
g) Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm;
h) Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên.
5. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể địa bàn hoạt động của từng quỹ tín dụng nhân dân trong Giấy phép.”
Theo thông tin mà bạn đã trình bày thì quỹ tín dụng nhân dân có được phép sử dụng vốn huy động để gửi tại các ngân hàng thương mại khác không. Theo quy định trên quỹ tín dụng nhân dân chỉ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thành viên; từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra theo quy định tại Mục 6 Chương II Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động của quỹ tín dụng nhân như sau:
“Điều 36. Huy động vốn
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam.
2. Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân .
3. Vay vốn điều hòa theo quy chế do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành theo quy định của pháp luật.
4. Vay vốn của tổ chức tín dụng khác (trừ quỹ tín dụng nhân dân khác), tổ chức tài chính khác.
5. Vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
6. Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.
Điều 37. Hoạt động cho vay
1. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam, theo quy định của pháp luật về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Số góp vốn của thành viên.
….
6. Quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Đại hội thành viên các khoản cho vay đối với Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác Ban kiểm soát, Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân phát sinh trước thời điểm họp Đại hội thành viên; báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi phát sinh các khoản cho vay đối với các đối tượng này.
7. Cùng với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay hợp vốn đối với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Quản lý hoạt động cho vay
Quỹ tín dụng nhân dân phải ban hành quy chế nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay để đảm bảo việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
1. Quy định cụ thể về việc cho vay đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, hộ nghèo không phải là thành viên bao gồm:
a) Quy trình thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn của thành viên (phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống); tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả năng hoàn trả vốn vay từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ; nhu cầu cần cải thiện đời sống; trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
……
e) Quy định về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của pháp luật;
g) Lãi suất cho vay, mức cho vay.
2. Quy định cụ thể về việc bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quy định cụ thể về việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và việc quản lý chất lượng tín dụng đối với khoản vay được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
4. Quy định cụ thể về việc cho vay hợp vốn theo quy định tại khoản 7 Điều 37 Thông tư này.
Xem thêm: Biên Giới Quốc Gia Là Gì - Nội Dung Và Vai Trò Xây Dựng Và Bảo Vệ
Điều 39. Hoạt động khác
1. Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Gửi tiền tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để điều hòa vốn; mở tài khoản thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
4. Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.
5. Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên.
6. Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
8. Tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.”
Theo đó, quỹ tín dụng nhân dân được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được gửi tiền tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để điều hòa vốn; mở tài khoản thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.