ROLLING IN THE DEEP NGHĨA LÀ GÌ

  -  

Là đĩa đơn đầu tiên từ album thứ 2 của ca sĩ kiêm nhạc sĩ R&B Adele, bài hát được viết bởi cả Adele và nhà sản xuất người Anh, Paul Epworth. Adele tự miêu tả bài hát của mình là “một chút u ám đến từ sự kết hợp giữa các giai điệu bluesy,gospel và disco”.Bạn đang xem: Rolling in the deep nghĩa là gì

NGUỒN CẢM HỨNG VÀ ẢNH HƯỞNG

Trong bài hát trả thù này, Adele nhắm đến người bạn trai cũ. “Tôi muốn có một tuyên ngôn”, cô giãi bày với Q Magazine, “Mọi người sẽ nghe thấy nó và cho rằng, ồ, cô ta không hề cư xử thiếu chin chắn”.

Bạn đang xem: Rolling in the deep nghĩa là gì

“Đó là tôi khi nói rắng, ‘Cút khỏi nhà tôi’ thay vì cầu xin anh ta trở lại”.

“Đó là khi tôi chuyển những điều sẽ nói trong lúc mất kiểm soát thành âm nhạc”.

“Đó là phản ứng của tôi khi nghe những lời nói rằng cuộc đời mình rồi sẽ trở nên vô cùng cô đơn, nhàm chán và rác rưởi, rằng tôi sẽ thật yếu đuối nếu không có ai bên cạnh. Tôi đã cảm thấy bị xúc phạm, và bài hát này như kiểu là “cút mẹ anh đi”.

Adele cũng nói về việc nhà sản xuất Paul Epworth đã dỗ ngọt cô thể hiện một màn trình diễn đáng kinh ngạc khi sáng tạo bài hát. “Có những nốt mà tôi thậm chí không bao giờ có thể nghĩ rằng mình lên được cao như thế”.

Khi đang đi tour của album “19” tại Bắc Mỹ, cô được 1 tài xế xe buýt giới thiệu album “Những bài hát hay nhất của Wanda Jackson”. Đến khi tiến đến miền Nam nước Mỹ, cô dần đắm chìm vào dòng nhạc đồng quê của Mỹ, với những cái tên tiêu biểu là Alison Krauss, Rascal Flatts và Lady Antebellum. Trở về Anh, cô bắt tay vào thực hiện album thứ 2 và tiến hành kết hợp những ảnh hưởng mới này vào các bài hát. Có thể thấy là trong bài hát này, giọng hát của cô mang một phần âm hưởng của “điệu Blues với những tiếng gầm gừ ngoa ngoắt” của Jackson. “Tôi không muốn bài hát này có cái vẻ long lanh hào nhoáng. Tôi muốn nó giống như khi bạn đan dệt 1 tấm thảm mà không cần sử dụng bất cứ loại hóa chất nhân tạo nào, hơn là giống 1 album của Gaga”, cô chia sẻ với Rolling Stone.

“Ý tôi là, tôi rất yêu Gaga, tôi chỉ không muốn bị trói buộc bởi dòng nhạc dance Châu Âu”.

Giống như “19”, tiêu đề “21” nhằm nói đến độ tuổi của Adele khi viết nên bài hát. Ca sĩ người Anh đã giải thích trên website của mình:

Tôi đã rất tức giận. Nhưng tôi cũng đã trưởng thành hơn, và tôi sẽ nở rộ thành con người mà tôi muốn trở thành. Tôi không muốn bị chà đạp như với mối tình trong ‘19’ nữa. Lần này thì tôi ở trên cơ đấy, và vâng, bản thu âm này sẽ chua cay hơn 1 chút”.

Xem thêm: Mẫu Hóa Đơn Bán Hàng Tiếng Anh Là Gì ? Hóa Đơn Tiếng Anh Là Gì

Ý NGHĨA BÀI HÁT

Vốn Adele định gọi bài hát là “We could have had it all” (Chúng ta đáng ra đã có tất cả mọi thứ), nhưng nó lại nghe hơi bị bình thường quá, giống như một bài hát mà Whitney Houston sẽ hát vậy (ý nàng là thể loại bài hát mà tên đã chiếm toàn bài rồi – “I will always love you” I guess).

Thay vào đó, cô sử dụng 1 cụm từ ở phần điệp khúc khá là lạ lẫm với thính giả Mỹ, hòng gợi chút tò mò về bài hát. Vậy thì “Rolling in the deep” nghĩa là gì?

Cô giải thích với Rolling Stone rằng đó là sự cải biên từ một tiếng lóng, một từ nói lái ở UK, “Roll Deep”, nghĩa là khi ở bên cạnh bạn luôn có một người nào đó ủng hộ, còn bản thân bạn thì không bao giờ dựa vào chính mình, nếu bạn gặp chuyện thì bạn sẽ có người đó đến bên và giúp bạn chiến đấu. Đó là điều tôi đã cảm thấy, tôi cứ nghĩ rằng đó là người sẽ mãi mãi ở bên tôi, nhưng không phải vậy”.

Adele viết bài hát này vào 3 ngày sau khi cô chia tay bạn trai. Đến phòng thu với tâm trạng đau khổ sau cuộc chia ly, cô tính viết một khúc ballad thất tình nhẹ nhàng. Nhưng Paul Epworth thuyết phục cô tạo ra một giai điệu có nhiều đắm say và bùng nổ hơn.

THÀNH TỰU VÀ GIẢI THƯỞNG

“21” là album bán chạy nhất trong cả 2011 và 2012 ở Mỹ với tổng lần lượt là 5.8 và 4.4 triệu bản được bán ra. Lần đầu tiên một nghệ sĩ không mới dẫn đầu bảng xếp hạng lượng đĩa bán ra trong vòng 2 năm kể từ màn comeback của Nielsen Soundscan (1991).

Cơ cấu của bài hát rất chặt chẽ vì nó được xây dựng dựa trên nền tảng sự hô ứng giữa cường độ của âm điệu và ý nghĩa của ca từ. Nó bắt đầu với 5 giây của đoạn Intro mộc mạc, không có sự can thiệp của âm thanh điện tử và trở nên dồn dập hơn khi Adele gợi nhắc đến “Những vết thương lòng”. Mất 1 phút để tiến đến đoạn điệp khúc, vốn là một khoảng kìm nén khá lâu đối với tiêu chuẩn của những bài pop. Tuy nhiên trước đó nó đã rào trước bởi đoạn tiền điệp khúc của các đoạn nhạc nền “Anh sẽ ước là anh chưa bao giờ gặp tôi”, “Sẽ có nước mắt rơi”,… Adele hẳn đã có chiến lược để tạo nên 1 giai điệu gây nghiện. Không có đoạn chuyển tiếp (Bridges), nhưng phần điệp khúc lặp lại 3 lần, chiếm gần nửa thời lượng bài hát.

Về cá nhân mình thì thấy “Rolling in the deep” nghe rất sướng tai. Đoạn mở đầu điệp khúc “We could have had it all” lên rất cao, còn “Rolling in the deep” thì xuống cực thấp. Cường độ giọng hát giống như khía cạnh của những tình cảm còn sót lại sau 1 cuộc chia, là đan xen giữa yêu và hận. Các cảm xúc mắc kẹt lại trong 1 mê cung và liên tục chuyển tiếp. Lúc thì tình yêu thống trị, lúc thì chỉ toàn là căm hận người đã bỏ rơi mình. Có lúc cô luyến tiếc vì sau từng ấy yêu thương gắn bó đáng lẽ họ đã có 1 tương lai đủ đầy, nhưng cuối cùng là không gì cả.

Xem thêm: Nằm Mơ Thấy Nhặt Được Điện Thoại Nên Đánh Đề Con Gì Số Bao Nhiêu

Về phần MV, ban đầu mình cho rằng có vẻ nó liên quan tới nghệ thuật đương đại nên hơi khó hiểu. Đến lúc xem kỹ hơn, và cũng đủ trưởng thành để hiểu những hàm ý hơn, thì đại khái những hình ảnh trong MV thể hiện những điều diễn ra trong đầu cô ấy. Adele chỉ ngồi một chỗ, nhưng tâm trí cô ấy vỡ vụn (tấm bạt trắng nhăn nhúm treo trên tường) thành từng hạt bụi nhỏ, muốn bùng nổ, muốn đập phá (những bát đĩa bị ném vào tường), trống rỗng (màu trắng chủ đạo nhiều cảnh), có lúc lại như bị lấp đầy bởi những suy nghĩ tiêu cực vang vọng trong đầu (đống cốc nước và màu tràm, màu đen). Kết thúc là mô hình thành phố trắng làm bằng bìa cứng bị thiêu trụi.

Adele từng chia sẻ khi lên nhận giải thưởng “Tác phẩm trình diễn của năm 2011” tại giải Ivor Novello lần thứ 57 cùng Paul rằng cô đã không nghĩ bài hát này sẽ thành 1 hit lớn, hay đạt được bất cứ thành tựu gì, ở bất cứ đâu. (No offense Paul!)